CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP BẬC 1
1. Tên nghề: Sửa chữa điện và điện lạnh ô tô
2. Đối tượng tuyển sinh, yêu cầu đầu vào:
- Đối tượng tuyển sinh: Người từ 15 tuổi trở lên, có đủ sức khoẻ phù hợp với nghề, không mắc các bệnh truyền nhiễm và tệ nạn xã hội;
- Tốt nghiệp THCS trở lên.
- Hình thức tuyển sinh: Xét tuyển.
3. Mô tả về khóa học và mục tiêu đào tạo:
3.1. Mô tả về khoá học
Khoá học bao gồm 03 mô đun chuyên môn nghề nhằm trang bị cho người học những kiến thức cơ bản và kỹ năng tháo lắp, bảo dưỡng, thực hiện an toàn lao động trong, trước và sau sửa chữa điện và điện lạnh ô tô.
3.2. Mục tiêu đào tạo
Chương trình nhằm mục tiêu đào tạo ra những người lao động có năng lực về kiến thức chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp, có ý thức tự giác, tinh thần trách nhiệm trong học tập, có tác phong công nghiệp, đạo đức nghề nghiệp.
4. Danh mục số lượng, thời lượng các mô-đun:
Mã MH, MĐ |
Tên môn học, mô đun |
Thời gian đào tạo (giờ) |
Số tín chỉ |
Tổng số |
Trong đó |
Lý thuyết |
Thực hành/ thực tập |
Kiểm tra |
MĐ 01 |
Kiến thức chung về điện và điện lạnh ô tô |
2 |
30 |
10 |
18 |
2 |
MĐ 02 |
Sửa chữa và bảo dưỡng trang bị điện ô tô |
6 |
150 |
30 |
114 |
6 |
MĐ 03 |
Sửa chữa và bảo dưỡng hệ thống điện lạnh ô tô |
5 |
120 |
20 |
94 |
6 |
|
Tổng cộng: |
13 |
300 |
60 |
226 |
14 |
5. Khối lượng kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp, các kỹ năng cần thiết khác, năng lực tự chủ và trách nhiệm:
5.1. Khối lượng kiến thức:
Khối lượng kiến thức là 03 (ba) mô đun đào tạo, với thời gian thực học là 330 giờ, được thực hiện trong 03 tháng.
5.2. Kỹ năng nghề nghiệp, các kỹ năng cần thiết khác.
- Kiến thức:
+ Trình bày được các kiến thức cơ bản về hệ thống điện và điện lạnh ô tô;
+ Nêu được tên gọi của các chi tiết, cụm chi tiết cấu tạo nên hệ thống điện và điện lạnh trên ô tô;
+ Đọc được các sơ đồ mạch điện cơ bản của hệ thống điện và điện lạnh trên ô tô;
+ Trình bày được nguyên lý hoạt động của các mạch điện cơ bản của hệ thống điện và điên lạnh ô tô;
+ Trình bày được các phương pháp kiểm tra,sửa chữa, bảo dưỡng đối với các chi tiết, cụm chi tiết của hệ thống điện và điện lạnh ô tô;
+ Tính toán được các vật tư, dụng cụ khi làm việc.
- Kỹ năng:
+ Phòng tránh được các tai nạn thường xẩy ra trong quá trình bảo dưỡng, sửa chữa hệ thống điện và điện lạnh trên ô tô;
+ Xử lý được các tình huống tai nạn thường xảy ra trong quá trình lao động khi gặp phải;
+ Sử dụng thành thạo các thiết bị và dụng cụ dùng trong nghề sửa chữa điện và điện lạnh ô tô;
+ Chuẩn bị được các dụng cụ làm việc, vật tư thay thế phù hợp với nội dung công việc bảo dưỡng, sửa chữa chuẩn bị thực hiện;
+ Thực hiện được quá trình bảo dưỡng, sửa chữa các chi tiết, cụm chi tiết của hệ thống đúng quy trình kỹ thuật, đảm bảo an toàn, tiết kiệm thời gian, vật tư;
+ Phòng tránh và kiểm tra được các sai hỏng thường gặp trong quá trình bảo dưỡng, sửa chữa;
- Thái độ:
+ Có ý thức tự giác, tinh thần trách nhiệm trong học tập;
+ Có thái độ nghiêm túc, cẩn thận, tỉ mỉ trong học tập.
5.3. Năng lực tự chủ và trách nhiệm:
- Có phẩm chất đạo đức, ý thức nghề nghiệp, trách nhiệm công dân;
- Có Trách nhiệm, đạo đức, tác phong nghề nghiệp, thái độ phục vụ;
- Cập nhật được kiến thức, sáng tạo trong công việc.
6. Thời gian của khóa học
- Thời gian toàn khoá: 03 tháng
- Thời gian thực học: 12 tuần
- Tổng thời gian toàn khóa: 300 giờ
+ Thời gian học lý thuyết: 60 giờ
+ Thời gian học thực hành, thực tập: 226 giờ
+ Thời gian thi kiểm tra kết thúc mô đun: 14 giờ
7. Quy trình đào tạo, điều kiện tốt nghiệp
7.1. Quy trình đào tạo
- Xác định nhu cầu đào tạo: Xác định chỉ tiêu, kế hoạch tuyển sinh và thông báo tuyển sinh
- Lập kế hoạch đào tạo
- Thực hiện đào tạo
- Đánh giá, hiệu chỉnh chương trình đào tạo theo thực tế sản xuất.
7.2. Điều kiện tốt nghiệp: Theo điều 27 về công nhận tốt nghiệp của thông tư 42/2015/TT-BLĐTBXH (được sửa đổi bổ sung bằng thông tư 34/2018/TT- BLĐTBXH ngày 26 tháng 12 năm 2018).
8. Phương pháp và thang điểm đánh giá:
8.1. Phương pháp đánh giá:
Thực hiện theo điều 24, 25, 26 và 27 về xét và công nhận tốt nghiệp của thông tư 42/2015/TT-BLĐTBXH (được sửa đổi bổ sung bằng thông tư 34/2018/TT- BLĐTBXH ngày 26 tháng 12 năm 2018).
8.2. Thang điểm đánh giá:
Kết quả thi kết thúc mô - đun, điểm tổng kết khoá học được đánh giá theo phương pháp tính điểm và dùng thang điểm 10 (từ 1 đến 10), có tính đến hàng thập phân 1 con số;
9. Hướng dẫn sử dụng chương trình đào tạo
9.1. Hướng dẫn xác định danh mục các mô đun đào tạo nghề; thời gian, phân bổ thời gian và chương trình cho các mô đun đào tạo nghề:
Thời gian của khoá học được thực hiện là 03 tháng, gồm 3 mô đun đào tạo; thời gian; phân bổ thời gian được xác định tại bảng mục 4.
9.2. Hướng dẫn xét công nhận tốt nghiệp:
Thực hiện theo điều 26 và 27 về xét và công nhận tốt nghiệp của thông tư 42/2015/TT-BLĐTBXH (được sửa đổi bổ sung bằng thông tư 34/2018/TT- BLĐTBXH ngày 26 tháng 12 năm 2018).