CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP BẬC 1
 1. Tên nghề: Điện công nghiệp                   
2. Đối tượng tuyển sinh, yêu cầu đầu vào:
- Đối tượng tuyển sinh: Người từ 15 tuổi trở lên, có đủ sức khoẻ phù hợp với nghề, không mắc các bệnh truyền nhiễm và tệ nạn xã hội;
- Tốt nghiệp THCS trở lên.
- Hình thức tuyển sinh: Xét tuyển và được thực hiện nhiều lần trong năm.
3. Mô tả về khóa học và mục tiêu đào tạo:
3.1. Mô tả về khoá học
Khoá học bao gồm 04 mô đun chuyên môn nghề nhằm trang bị cho người học những kiến thức cơ bản và kỹ năng tháo lắp, bảo dưỡng, thực hiện an toàn lao động trong, trước và sau khi vận hành máy.
3.2. Mục tiêu đào tạo
Chương trình đào tạo nhằm mục tiêu đào tạo ra những người lao động có năng lực về kiến thức chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp, có ý thức tự giác, tinh thần trách nhiệm trong học tập, có tác phong công nghiệp, đạo đức nghề nghiệp.
4. Danh mục số lượng, thời lượng các mô-đun:
 
Mã MH, MĐ Tên môn học, mô đun Thời gian đào tạo (giờ)
Số tín chỉ Tổng số Trong đó
Lý thuyết Thực hành/ thực tập Kiểm tra
MĐ 01 Hướng dẫn an toàn lao động 1 15 4 10 1
MĐ 02 Máy điện 4 90 24 62 4
MĐ 03 Quấn dây máy điện nâng cao 4 90 20 66 4
MĐ 04 Trang bị điện 4 105 20 80 5
  Tổng cộng: 13 300 68 218 14
5. Khối lượng kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp, các kỹ năng cần thiết khác, năng lực tự chủ và trách nhiệm:
5.1. Khối lượng kiến thức:
Khối lượng kiến thức là 04 (bốn) mô đun đào tạo, với thời gian thực học là 330 giờ, được thực hiện trong 03 tháng.
5.2. Kỹ năng nghề nghiệp, các kỹ năng cần thiết khác.
- Kiến thức:
+ Trình bày được nguyên lý hoạt động và cấu tạo của các động cơ điện 1 chiều, xoay chiều, động cơ điện không đồng bộ, động cơ điện đồng bộ, các mạch điều khiển động cơ theo yêu cầu kĩ thuật.
+ Nêu được phương pháp quấn các loại máy khoan, máy mài cầm tay, máy phát điện, máy xay sinh tố, máy xay thịt.
+ Nắm vững công nghệ từng loại động cơ, máy phát và biết sử dụng vào thực tế sản xuất đạt các chỉ tiêu kinh tế, kỹ thuật an toàn.
- Kỹ năng:
+ Thực hiện đúng quy trình lắp đặt của từng bài thực hành.
+ Lắp đặt, bảo dưỡng, sử dụng và sửa chữa được các thiết bị và hệ thống điện công nghiệp
 + Phân tích, đánh giá và đưa ra giải pháp xử lý thay thế mới, cải tiến tương đương trong phạm vi nghề nghiệp. Có khả năng ứng dụng các thành tựu Khoa học và Kỹ thuật công nghệ vào thực tế.
+ Thao tác, vận hành mạch đảm bảo an toàn cho người và thiết bị.
- Thái độ:
+ Có đạo đức, lương tâm nghề nghiệp. Lao động có kỷ luật, kỹ thuật, sáng tạo.
+ Có đủ sức khỏe để học tập và làm việc, đáp ứng các công việc của nghề đào tạo.
+ Hiểu biết về đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước.
5.3. Năng lực tự chủ và trách nhiệm:
- Có phẩm chất đạo đức, ý thức nghề nghiệp, trách nhiệm công dân;
- Có Trách nhiệm, đạo đức, tác phong nghề nghiệp, thái độ phục vụ;
- Cập nhật được kiến thức, sáng tạo trong công việc.
6. Thời gian của khóa học
- Thời gian toàn khoá: 03 tháng
- Thời gian thực học: 12 tuần
- Tổng thời gian toàn khóa: 300 giờ
+ Thời gian học lý thuyết: 68 giờ
+ Thời gian học thực hành, thực tập: 218 giờ
+  Thời gian thi kiểm tra kết thúc mô đun: 14 giờ
7. Quy trình đào tạo, điều kiện tốt nghiệp
7.1. Quy trình đào tạo
- Xác định nhu cầu đào tạo: Xác định chỉ tiêu, kế hoạch tuyển sinh và thông báo tuyển sinh
- Lập kế hoạch đào tạo
- Thực hiện đào tạo
- Đánh giá, hiệu chỉnh chương trình đào tạo theo thực tế sản xuất.
7.2. Điều kiện tốt nghiệp: Theo điều 27 về công nhận tốt nghiệp của thông tư 42/2015/TT-BLĐTBXH (được sửa đổi bổ sung bằng thông tư 34/2018/TT- BLĐTBXH ngày 26 tháng 12 năm 2018).
8. Phương pháp và thang điểm đánh giá:
8.1. Phương pháp đánh giá:
Thực hiện theo điều 24, 25, 26 và 27 về xét và công nhận tốt nghiệp của thông tư 42/2015/TT-BLĐTBXH (được sửa đổi bổ sung bằng thông tư 34/2018/TT- BLĐTBXH ngày 26 tháng 12 năm 2018).
8.2. Thang điểm đánh giá:
Kết quả thi kết thúc mô - đun, điểm tổng kết khoá học được đánh giá theo phương pháp tính điểm và dùng thang điểm 10 (từ 1 đến 10), có tính đến hàng thập phân 1 con số;
9. Hướng dẫn sử dụng chương trình đào tạo
9.1. Hướng dẫn xác định danh mục các mô đun đào tạo nghề; thời gian, phân bổ thời gian và chương trình cho các mô đun đào tạo nghề:
Thời gian của khoá học được thực hiện là 03 tháng, gồm 4 mô đun đào tạo; thời gian; phân bổ thời gian được xác định tại bảng mục 4.
9.2. Hướng dẫn xét công nhận tốt nghiệp:
Thực hiện theo điều 26 và 27 về xét và công nhận tốt nghiệp của thông tư 42/2015/TT-BLĐTBXH (được sửa đổi bổ sung bằng thông tư 34/2018/TT- BLĐTBXH ngày 26 tháng 12 năm 2018).


Công nghệ ôtô
Điện dân dụng
Hàn
Kế toán doanh nghiệp
Vận hành cần trục
Vận hành cầu trục
Vận hành máy nâng hàng
Vận hành máy xúc
Vận hành máy ủi
Vận hành máy san
Vận hành máy đóng cọc
Vận hành máy khoan cọc nhồi
Tin học ứng dụng
Vận hành dây chuyền sản xuất tấm lợp
Vận hành máy nén khí
Vận hành cần trục tháp
Vận hành máy vận thăng
Vận hành máy trạm trộn bê tông
Vận hành thiết bị áp lực
Gia công lắp dựng và tháo dỡ khuôn ván giàn giáo
Vận hành nồi hơi, lò hơi
Kỹ thuật lạnh
Vận hành máy lu
May công nghiệp
Kỹ thuật xây dựng
Sửa chữa điện và điên lạnh ô tô
Sửa chữa máy thi công xây dựng
Vận hành máy khoan nổ mìn
đăng ký xét tuyển trực tuyến
Hình ảnh hoạt động
Liên kết websites
bộ xây dựng
Bộ lao động thương binh và xã hội
Tổng cục giáo dục nghề nghiệp

Biểu mẫu giáo viên biểu mẫu sinh viên
Truy cập websites
  • Trực tuyến: 15
  • Hôm nay: 717
  • Hôm qua: 1,285
  • Tuần này: 4,196
  • Tuần trước: 7,667
  • Tháng này: 378,526
  • Tháng trước: 391,648
  • Tất cả: 3,799,444
Trường Cao đẳng Cơ giới Xây dựng - College of Mechanized Construction (CMC)
Phố Mạc Thị Bưởi, Khu dân cư Thái học 3, Phường Sao Đỏ, Thành phô Chí Linh, Tinh Hải Dương
Điện thoại: 0220.3882.265 - Fax: 0220.3883.019
Email: cdcgxd.cmc@gmail.com
Fanpage: Trường Cao đẳng Cơ giới Xây dựng - CMC
1
Bạn cần hỗ trợ?
0356971280